09:21 +07 Thứ sáu, 13/09/2024

Hỗ trợ khách hàng

Hotline 1: 0977 383533
Hotline 2: 0945465222
CSKH miễn phí:
Hotline: 0943 990 444
Cửa Hàng Toàn quốc 
Giao Bẫy miễn phí 
Diệt chuột tại Bệnh Viện
Diệt chuột tại Trường Học
Diệt chuột tại Công ty
Diệt chuột tại Tàu 
Diệt chuột tại Khách Sạn
Diệt chuột tại Nhà Hàng
Diệt chuột tại Siêu Thị
Diệt chuột tại Văn Phòng
Diệt chuột tại Kho hàng
Diệt chuột Tại HTX
Diệt chuột tại Ngân Hàng
Diệt chuột tại Cửa Hàng
Diệt chuột tại Bến Xe
Diệt chuột tại Bến Tàu
Diệt chuột tại Công Viên
Diệt chuột tại Chung Cư

Vua diệt chuột tại chương trình VTV2

 

DIỆT CHUỘT TẠI TRƯỜNG HỌC

Trang nhất » Dịch vụ » Dịch Vụ

DOANH NGHIỆP DIỆT CHUỘT SỐ 1 VN

Thứ sáu - 20/09/2019 01:38

Mỗi ngày bắt hàng nghìn con chuột, lão nông Trần Quang Thiều (Thường Tín, Hà Nội) được mọi người gọi bằng cái tên trừu mến:“Vua diệt chuột”. LIÊN HỆ 0943 990 444

Nằm sâu trong ngõ nhỏ thôn Bình Vọng, xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội, ngay từ cổng, ngôi nhà của ông Thiều đã la liệt bẫy diệt chuột. Được tôn là “vua diệt chuột”, ông cười: “Tôi chỉ là vua bờ, vua bụi thôi, vì ở đó tôi mới bắt được chúng”.

Đã 20 lần được khen thưởng, trong đó có Bằng khen của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giấy chứng nhận điển hình sáng tạo Việt Nam, Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây, mới đây, ông Thiều còn được vinh danh trong đêm trao giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 tổ chức tại Hà Nội - Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật VN (Vifotec) với “Phương pháp và công cụ diệt chuột bằng bẫy bán nguyệt diệt không cần mồi hiệu quả trên mọi địa hình".

Ông bắt đầu "nghề" diệt chuột từ mối “thâm thù” với “cụ tý”. Năm 2.000, ông Thiều được giao chức Đội trưởng sản xuất của thôn Bình Vọng. Thời gian này, xã giao cho đội trồng giống lúa siêu nguyên chủng để bán cho các hợp tác xã lân cận. Lúa tốt bời bời, nhưng đang độ phát triển thì sau vài đêm đã bị chuột phá tơi tả. Đội sản xuất đã thử đủ cách: Đánh bả, đặt bẫy, đào hang... nhưng hiệu quả chẳng được là bao, lúa vẫn bị chúng cắn ngang thân.

Cay lũ chuột, xót ruộng lúa, ông quyết tâm mày mò nghiên cứu về tập tính cũng như sinh hoạt của chuột. Ông “mật phục”, quan sát chúng từng li từng tí. Có hôm, nửa đêm nằm giữa đồng mai phục, gió lạnh, côn trùng đốt, muốn bỏ về nhưng nghĩ đến những thân lúa đổ gục xuống đồng, ông lại quyết tâm theo đuổi công việc. Tất cả mọi thứ quan sát được ông đều ghi chép lại cẩn thận vào một cuốn sổ.

Sau thời gian “ăn trực nằm chờ” ở bờ ruộng, tiến hành một số thí nghiệm, ông nắm được khoảng thời gian kiếm ăn của chuột thường bắt đầu từ 21h, tiếp tục vào rạng sáng; chúng đi về cùng một đường. Từ những phát hiện ấy, ông bắt đầu tìm vũ khí để tiêu diệt chúng.

Ban đầu, ông lấy cái bẫy truyền thống nghiên cứu, tìm nguyên nhân dẫn đến hiệu quả không cao. Mày mò nhiều ngày, ông phát hiện được những hạn chế của bẫy bán nguyệt ngoài thị trường là: móc mồi quá ngắn không tạo được độ vướng tối đa khi chuột chạy qua; độ nhạy của móc không lớn nên khi chuột kéo mồi sang phải, trái hay kéo về phía sau đều khó sập bẫy, hơn nữa bẫy mồi cài rộng quá nên khi sập xuống, chuột nhỏ sẽ nằm trong bẫy và dễ dàng chui ra.

Từ những phát hiện ấy, ông bắt đầu khắc phục dần. Ông chế tạo chiếc bẫy có hình bầu dục với đế yên vị tạo độ dốc cho bẫy, khấc định vị luôn giữ cho quả đối trọng ở giữa được thăng bằng, tiết diện rộng, dùng lò xo khỏe để chuột chỉ cần chạm nhẹ vào là không thể thoát.

Ông Thiều (giữa) vui vẻ bên đống chuột diệt được chỉ sau một đêm.

Sau khi làm thí nghiệm tại nhà, ông đem dùng bẫy vào thực tế. Thật bất ngờ, những chiếc bẫy của ông đã có hiệu quả rất cao. Trong một đêm, với gần 1000 chiếc bẫy, đội ông đã diệt được 1200 con chuột. Thiệt hại lúa giảm nhanh từ 30% xuống còn 0.5%.

Thời gian đầu, người dân không tin một lão nông chân đất như ông có thể diệt chuột hiệu quả. Vậy nên đến bất kì đâu, ông cũng tổ chức đánh chuột một hôm mới kí hợp đồng. “Ấy vậy mà vui, có lần đến diệt chuột ở đảo Hà Nam (Yên Hưng, Quảng Ninh), ban đầu dân đảo lắc đầu nói “không có mồi làm sao mà bắt được chuột”, nhưng đến khi chuột vào bẫy, chất thành đống, tất cả người dân từ già đến trẻ đều kéo đến để xem mặt “ông vua diệt chuột", ông cười nói.

Tiếng lành đồn xa, các tỉnh như Bắc Giang, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh, rồi trong tận miền Nam cũng mời ông đến tiêu diệt giặc gặm nhấm. Ông Thiều cho biết, có những vùng chuột nhiều quá nguời dân bỏ ruộng không cấy, như trường hợp của một chị ở Từ Sơn Bắc Ninh, trúng chủ nhiệm hợp tác xã nhưng lại khóc vì phát thóc nhưng nông dân không cấy, sợ chuột oanh tạc. Chị nhờ đến ông, ông đến kêu gọi bà con góp 5kg thóc mỗi sào để ông bẫy chuột. Nếu không hiệu quả ông sẽ đền 200kg. Thế là người dân đồng lọat xuống đồng gieo cấy. Ông tâm sự: “Tôi nói đền nhiều thế không phải vì giàu có, mà tôi tin ở phương pháp diệt chuột của mình”.

Không chỉ đặt bẫy trên mặt đất, ông Thiều còn mày mò nghiên cứu cách đặt bẫy ở mọi địa hình như trên mặt nước, trên dây, hay ở các cành cây…Ở dưới nước, ông cố định bẫy lên tấm gỗ, cắm cọc giữ bẫy ngang bằng với mặt nước, khi chuột bơi qua sẽ mắc bẫy. Ở trên cây ông dùng đinh để cố định nằm ngang đường đi, chuột chạy qua sẽ “dính”. Còn ở trên dây, ông chỉ cần đặt bẫy trên một thanh gỗ, bẻ gập đoạn đầu, một đầu móc vào dây, đầu kia cố định vào tường.

Hợp đồng liên tiếp từ khắp mọi nơi khiến ông làm không xuể. Tháng 5/2006, ông Thiều quyết định thành lập Công ty diệt chuột, có văn phòng đại diện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông còn tổ chức 500.000 tổ diệt chuột ở khắp các tỉnh, thành phía bắc, góp phần bảo vệ mùa màng cho nông dân. Công ty cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 50 lao động địa phương với tổng thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên mỗi người một tháng.

 

“Chuột sinh sản nhanh lắm, nên nhân viên công ty tôi không bao giờ lo thất nghiệp. Công nhân thì đa dạng, chủ yếu là dân quê, nhưng cũng có những cháu học đại học xong chưa xin được việc tìm về, tôi nhận hết”, ông cười.

Gần 10 năm nghiên cứu về chuột, ông đã ghi chép cẩn thận trong một cuốn sổ mà ông thường gọi nó là “giáo trình diệt chuột”. Cuốn sổ ghi chép đầy đủ 15 cách phát hiện đường đi của chuột và 12 cách đặt bẫy hiệu quả. Ông dự định sẽ in thành sách trong tương lai để phổ biến kiến thức cho nông dân.

Chuyện vui thì nhiều nhưng cũng không ít lần ông gặp rắc rối. Như lần đi diệt chuột ở Bắc Ninh về, ông nổi hạch toàn thân. Cũng có lần ông nhiễm ghẻ khô từ chuột, rồi chứng mất ngủ...Ông cười: “Một đợt đi Bắc Ninh lâu quá, cố diệt hết chuột trong suốt vụ lúa khiến bà nhà còn nghi tôi có bà hai”.

Gần đây, có người đã hỏi mua bản quyền sáng chế bẫy chuột của ông với giá 1 tỷ đồng, nhưng ông kiên quyết từ chối. “Nhà khoa học chân đẩt” này tâm sự: “Mình nguồn gốc là nhà nông, mang kiến thức phổ biến cho nông dân. Nếu ở thành phố tôi bán 40.000 đồng một đôi bẫy thì với người nông dân tôi chỉ lấy 8.000đồng một chiếc. Họ mua bản quyền về, rồi độc quyền phân phối thu lợi nhuận, như vậy người nông dân sẽ không có lợi. Tiền nhiều cũng tốt, nhưng với tôi thế này là đủ rồi. Mấy người được hạnh phúc như tôi, đi đến đâu cũng được người lao động đón tiếp nhiệt tình, thi thoảng gọi điện hỏi thăm nữa”.

Hoàng Thùy

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: diệt chuột

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn